Các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà mái đẻ

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà mái đẻ

Chất dinh dưỡng thích hợp cho gà mái đẻ là điều cần thiết để có thể đảm bảo năng suất trong quá trình chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Dinh dưỡng có trong thức ăn đối với gà đẻ sẽ quyết định đến năng xuất và chất lượng của trứng. Vì vậy cần phải xác định các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như là cân đối chi phí trong quá trình chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh doanh.

Chi phí thức ăn cho gà mái đẻ chiếm khoảng 65% đến 75% chi phí sản xuất trứng. Do đó trong quá trình chăn nuôi gà mái đẻ cần cân nhắc và tính toán thật cụ thể để đem lại hiệu quả trong sản xuất. Cần tiến hành:

Nuôi gà đẻ bắt đầu từ việc nuôi tốt gà mái tơ

Điều quan trọng là làm sao cho gà mái tơ thật khỏe mạnh; để có thể duy trì được nhu cầu sản xuất trứng cao. Những sai lầm thường mắc phải trong giai đoạn tăng trưởng là rất khó; nếu không nói là không thể sửa chữa trên gà mái đẻ; vì vậy chất dinh dưỡng cho gà mái tơ nên được xem như là một khoản đầu tư trong giai đoạn đẻ trứng.

dinh dưỡng cho gà mái đẻ
Dinh dưỡng cho gà mái đẻ

Khối lượng cơ thể của gà mái tơ nên được theo dõi bằng cách cân khối lượng chúng thường xuyên. Các nhà sản xuất gà mái tơ bắt đầu cân chúng ở 2 tuần tuổi; và cân mỗi tuần sau đó. Các biện pháp giúp tăng khối lượng cơ thể là cần thiết; để có thể khắc phục các vấn đề về tăng trưởng; giúp xác định khi nào nên thay đổi khẩu phần ăn. Thay đổi khẩu phần ăn trong giai đoạn tăng trưởng nên dựa trên khối lượng cơ thể chứ không phải độ tuổi.

Nuôi gà đẻ

Biết được lượng ăn vào của đàn là rất quan trọng. Các khuyến cáo về dinh dưỡng của gà đẻ thường dựa trên việc cung cấp một lượng chất dinh dưỡng mỗi ngày cho mỗi con gà mái; được biểu thị bằng miligam hoặc gram mỗi ngày. Do đó, người ta phải biết (hoặc ước tính chính xác) lượng ăn vào hàng ngày của gà mái; để tính tỷ lệ phần trăm trong khẩu phần ăn của mỗi chất dinh dưỡng.

Việc giảm lượng ăn vào hàng ngày cũng tương tự đối với các chất dinh dưỡng khác và năng lượng. Do đó, chất lượng vỏ trứng; khối lượng trứng và năng suất sản xuất trứng sẽ không giảm khi hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn được tăng lên; để cung cấp lượng năng lượng và chất dinh dưỡng được khuyến cáo khi lượng ăn vào của gà mái thấp hơn.

Xây dựng khẩu phần ăn dành cho gà đẻ

Khẩu phần đầu tiên được cho ăn khi gà mái bắt đầu đẻ trứng là rất quan trọng để duy trì khối lượng cơ thể; đáp ứng nhu cầu sản xuất trứng; cũng để đảm bảo gà mái có sức sản xuất lâu hơn. Vào thời điểm này, lượng ăn vào của gà mái tương đối thấp; nếu gà mái không thể có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn; chúng sẽ sử dụng nguồn dự trữ của cơ thể để duy trì sản xuất trứng. Khi nguồn dự trữ cơ thể (gần như) cạn kiệt thì quá trình sản xuất trứng sẽ dừng lại và sau đó là quá trình giảm sản lượng cổ điển.

Khẩu phần ăn cho gà mái đẻ
Khẩu phần ăn cho gà mái đẻ

Khẩu phần đầu tiên được cho ăn từ khi bắt đầu đẻ; nhưng giai đoạn cho ăn thì tương đối ngắn. Khẩu phần ăn được xây dựng khi lượng ăn vào tương đối thấp. Khẩu phần được cho ăn cho đến khi mức tiêu thụ thức ăn quan sát đã tăng thêm 5 đến 10 g/ngày; thường xảy ra vào khoảng 26 đến 27 tuần tuổi. Thông thường khẩu phần ăn đầu tiên được cho ăn đến 45 đến 50 tuần tuổi và không xem xét những thay đổi đáng kể về lượng ăn vào trong thời gian này.

Các khẩu phần ăn theo giai đoạn được khuyến cáo

Khi lượng ăn vào của đàn tăng từ 5 đến 10 g/ngày; thì khẩu phần 1 có thể được điều chỉnh lại để tận dụng những ưu thế của việc tăng lượng ăn vào. Khẩu phần thứ 2 nên được xây dựng với cách thức tương tự hoặc ít hơn một chút so với khẩu phần ăn 1; để cung cấp cùng một miligam hoặc gram chất dinh dưỡng mỗi ngày so với khẩu phần 1; do sự khác biệt về lượng ăn vào. Điều đó có nghĩa là khẩu phần ăn thứ 2 ít dưỡng chất hơn và do đó; ít tốn kém hơn. Nếu muốn có một chương trình kiểm soát khối lượng trứng linh hoạt; thì có thể bắt đầu ở độ tuổi này bằng cách giảm lượng tiêu thụ axit amin và bổ sung chất béo cho gà mái.

Để tránh những thay đổi quá đột ngột khi thay đổi khẩu phần; có thể gây ra như sự giảm tiêu thụ thức ăn tạm thời; nên thay đổi hàm lượng năng lượng giữa các khẩu phần ăn khác nhau trong các giai đoạn không quá 0,10 MJ/kg hoặc 25 kcal/kg mỗi tuần. Tương tự; hàm lượng chất dinh dưỡng không nên thay đổi nhiều hơn khoảng 5% mỗi tuần; có nghĩa là cần thay đổi nhiều khẩu phần ăn trong vài tuần nếu muốn giảm năng lượng hoặc chất dinh dưỡng nhiều hơn.

Nguồn: acarevietnam.com

Xem thêm: Dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của gà thịt