2 món từ thịt vịt đơn giản, dễ làm cho gia đình

Thịt vịt là một nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mà vô cùng thân thuộc tại Việt Nam. Với giá trị dinh dưỡng cao, thịt vịt thường được ưu ái lựa chọn trong các bữa ăn thường ngày. Thịt vịt có nhiều cách chế biến, đa dạng khác nhau, phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Trẻ con mê tít món vịt nướng, vịt quay,… Còn người lớn lại yêu thích món vịt luộc, vịt hấp,… Hôm nay chúng ta hãy cùng vào bếp với hai món từ vịt cũng không kém phần thơm ngon. Đó là cháo vịt và gỏi vịt. Cách chế biến và nguyên liệu đơn giản ngay trong căn bếp nhưng tạo nên những hương vị vô cùng thơm ngon!
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.
“Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị”, lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm. Vị lương y này đặc biệt nhấn mạnh, ăn thịt vịt rất hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn, bị sốt, phù nề cơ thể, người có thể chất yếu nhất là sau khi khỏi bệnh, bị đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu sữa…
Nguyên liệu
Phần cháo gồm có:
500g thịt vịt (chọn phần đùi hoặc ức tùy thích)
Có thể thêm huyết nếu thích
Gạo nấu cháo
Gừng củ
Hành tím
Hành lá, ngò rí
Phần gỏi gồm có:
Rau muống bào
Hoa chuối bào
Bắp cải bào
1 đoạn cà rốt
Rau càng cua
Hành tím
Chanh tươi
Rau răm, lá quế, đậu phộng, ớt, gừng và các gia vị thông dụng.

Cách làm cháo vịt:
Đầu tiên thịt vịt sau khi làm sạch thì tiến hành khử mùi hôi: Lấy một nắm muối hạt, chà xát lên vịt để diệt khuẩn và loại bỏ mùi hôi, rửa lại với nước rồi xát lại lần nữa với hỗn hợp rượu – gừng. Cuối cùng, rửa lại với nước rồi để ráo.
Ngoài cách làm trên, bạn có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để chà xát lên mình vịt, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.
Có thể rang gạo cho vàng thơm trước khi nấu cháo nếu các bạn thích vị gạo rang nhé.
Cho gạo vào nước để nấu cháo, nước vừa sôi lên thì cho vịt vào, thêm 1 miếng gừng đập dập, 2 củ hành tím nướng thơm và 1 muỗng muối, 2 muỗng hạt nêm. Hạ lửa nhỏ vừa, lâu lâu đảo đều để cháo không bị khét.

Sau 30 phút dùng đũa ghim vào thịt xem mềm chưa rồi lấy ra, thái thịt thành miếng vừa ăn.

Cháo khi đã nở mềm thì nêm lại cho vừa miệng, thêm tiêu và đầu hành vào cháo.

Cách làm gỏi vịt:
Các loại rau đem rửa sạch để ráo.
Rau thơm thái nhỏ.
Cà rốt thái sợi.
Hành tím thái mỏng.
Đậu phộng 1 phần giã nhỏ, 1 phần để nguyên.